Chú thích Những_người_trên_cửa_biển

  1. 1 2 3 Lê Thiếu Nhơn, Văn Cao trong cõi thơ. (Báo Công an nhân dân điện tử, 27/06/2017)
  2. 1 2 Thiên Sơn, Nhà thơ Văn Cao, còn những tiếng rạn vỡ. (Trang điện tử Hội nhà văn Hải Phòng, 23/11/2013)
  3. Khuất Bình Nguyên, Có ai cưỡi ngựa về Kinh Bắc…. (Tạp chí Văn hóa Nghệ An, 19/10/2013). Trích dẫn tác giả: "Những người trên cửa biển mở đầu cho vụ mùa thu hoạch trường ca của thi ca Việt Nam nửa sau thế kỷ 20. Đặc biệt trong và sau những năm chống Mỹ cứu nước, thơ Việt Nam đi đến một tầm vóc mới ở sự ra quân rầm rộ của nhiều bản trường ca."
  4. Khuất Bình Nguyên, Trường ca nửa sau thế kỷ XX. (Tạp chí Văn hóa Nghệ An, 9/1/2016). Trích dẫn tác giả: "Từ đêm mười chín được Khương Hữu Dụng viết từ 1947–1948. Với 672 dòng thơ. Như là sự mở đầu của nửa thế kỷ trường ca. (...) Nếu Từ đêm mười chín Xuân Diệu còn cho là sử dụng thể thơ cổ phong giống một bài phú thì Những người trên cửa biển của Văn Cao và Tiếng hát người quan họ của Hoàng Cầm cùng viết năm 1956 đã mở đầu cho kết cấu mới của trường ca thời hiện đại. Những người trên cửa biển nhìn nhận lại một chặng đường lịch sử của dân tộc qua không gian cảng Hải Phòng từ những ngày động biển khi những mái nhà xưa đếm lại thiếu người để nghẹn ngào những ngày báo hiệu mùa xuân. Những người trên cửa biển với 531 câu được triển khai theo lối kết cấu mới của trường ca không dựa vào một cốt truyện cụ thể mà lấy bối cảnh lịch sử rộng lớn để tổ chức và lan tỏa những cảm xúc và hình tượng thơ."
  5. Đỗ Quyên, Đến sự hiện đại hóa thơ Việt từ “trường phái trường ca Việt”. (Báo Văn nghệ Thái Nguyên, 06/06/2017). Trích dẫn tác giả: "...Hiện tượng trường ca Việt Nam có vùng hoạt động trong vòng 40 năm 1960-2000: thời điểm lịch sử 1975 ở quãng giữa với khoảng 15 năm trước và 20 năm sau đó. (...) Dấu mốc 1960 có được do chúng tôi chọn 3 điểm khởi phát của hiện tượng trường ca Việt Nam; đó là tác giả Văn Cao với tác phẩm Những người trên cửa biển - 1956; Hoàng Cầm, Tiếng hát người quan họ - 1956; và Thu Bồn, Bài ca chim Chơ Rao - 1962."
  6. Trần Thiện Khanh, Đối thoại về trường ca và trường ca Việt Nam hiện đại. (Báo điện tử Tổ Quốc, 23/06/2009)
  7. Thanh Thảo, Tưởng niệm 25 năm ngày Văn Cao qua đời: Văn Cao, người của xã hội. (Báo Thanh Niên điện tử, 04/07/2020)